HomeLàm Cha MẹCho con kỳ nghỉ hè không điện thoại

Cho con kỳ nghỉ hè không điện thoại

- Advertisement -spot_img


Từng thuê trọ tại Hà Nội, năm 2021, vợ chồng chị Nhữ Thị Thanh Huyền quyết định về quê ở Hòa Bình để 2 con có không gian sống thoải mái, gần gũi với thiên nhiên…

Bé Cốm năm nay 8 tuổi, bé Gạo 3 tuổi. Vợ chồng chị Huyền đều chọn làm công việc tự do để có điều kiện bên con. Hàng ngày, anh chị duy trì tổ chức các hoạt động như dọn dẹp đồ chơi, sách vở, dọn phòng, đọc sách, vẽ tranh, đạp xe, nghe nhạc, tưới cây, làm bánh… để tạo thói quen, nếp sinh hoạt cho con. 

Anh chị cũng muốn các con vừa chơi vừa học nên thường ưu tiên lựa chọn hoạt động nào gắn liền với đời sống. Nếu là hoạt động mới chưa từng làm trước đây, anh chị sẽ trao đổi với con khoảng 1 tháng trước khi nghỉ hè để con có sự chuẩn bị về tinh thần.

Theo chị Huyền, tùy vào độ tuổi, con sẽ được làm những công việc phù hợp. Độ tuổi 1-7 là giai đoạn phát triển ý chí, con nói, suy nghĩ và hành động thông qua bắt chước người lớn. Vì vậy trong độ tuổi này, con được định hướng các hoạt động như: xếp đồ chơi gỗ, nghịch cát sỏi, tưới cây, nghe bố mẹ đọc truyện, nghe nhạc nhẹ nhàng, dọn dẹp đồ chơi của mình cùng bố mẹ, đi bộ, đạp xe, nặn sáp ong… 

Từ 7 đến 14 tuổi là giai đoạn con phát triển cảm xúc, các con cần được nuôi dưỡng tình yêu cái đẹp thông qua nghệ thuật. Lúc này, các con có thể làm việc nhà nhiều hơn, thay vì chỉ nhổ cỏ ở vườn thì có thể xới đất trồng cây với dụng cụ dành cho trẻ. 

Xem thêm  5 "tấm gương xấu" khiến trẻ ngày càng hung hăng, thích bạo lực mà cha mẹ không ngờ tới

Con cũng thích trồng cây của riêng mình và chăm sóc với chế độ đặc biệt cho cây. Các con sẽ cùng bố mẹ nấu cơm, rửa bát, sửa chữa đồ đạc…

Theo chị Huyền, mỗi năm kỹ năng của con sẽ dạn thêm, ý chí con thêm vững vàng, đời sống phong phú, ý nghĩa hơn. Vì vậy, bố mẹ không nên đợi khi con lớn mới đi học cách chăm sóc sức khỏe, kỹ năng sinh tồn, học nghệ thuật. Điều này sẽ gây tốn kém tiền bạc lẫn thời gian mà chưa chắc đã hiệu quả.

Trong quá trình đồng hành cùng con, bố mẹ hay người chăm sóc cần theo dõi để ngợi khen và nhắc nhở con khi cần. Đó là động lực lớn để con nỗ lực. Các con cần có người hướng dẫn và sẻ chia chứ không cần thiết bị điện tử để ngồi yên cho người lớn được làm việc riêng của mình. 

Bố mẹ hay ông bà có thể giao việc để các con cùng làm, làm chưa đúng ý thì nhắc nhở để con điều chỉnh dần dần. Tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình, tùy thuộc giới tính của trẻ mà cha mẹ sẽ định hướng hoạt động hè phù hợp, trên hết là ưu tiên các kỹ năng liên quan tới việc làm chủ cuộc sống sau này.

Theo chị Huyền, để có mùa hè ý nghĩa, trẻ rất cần sự hiện diện (thời gian giao tiếp và tương tác thực sự) của bố mẹ hoặc người chăm sóc (tốt nhất là cha mẹ). Tuổi thơ của các con trôi qua rất nhanh và thời thơ ấu sẽ đặt nền tảng vững chắc cho cuộc đời của con sau này. 

Xem thêm  Trong lòng trẻ, ai có vị trí cao nhất? Bố? Mẹ hay là Ông bà - Đây chính là đáp án!

Cha mẹ hay ông bà nếu chỉ mải lo kiếm tiền thì ai sẽ lo cho trẻ? Có nhiều gia đình giàu có nhưng con trẻ lại thiếu thốn tình cảm vì từ nhỏ con được giao cho người giúp việc chăm sóc, khoảng thời gian gặp gỡ ở nhà thì mỗi người 1 chiếc điện thoại. 

Vậy là ở gần nhau nhưng lòng lại xa cách, bố mẹ khi ấy muốn chỉ bảo, muốn con thế này thế kia để mong con tốt lên cũng rất khó vì sợi dây liên kết đã bị đứt từ quá lâu.



Nguồn Phụ Nữ Việt Nam

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img