HomeLàm Cha MẹDắt con đi học thêm tiếng Anh, bà mẹ TP.HCM ngỡ ngàng...

Dắt con đi học thêm tiếng Anh, bà mẹ TP.HCM ngỡ ngàng vì liên tục bị các cô từ chối, lý do khiến hội phụ huynh tranh cãi nảy lửa

- Advertisement -spot_img


Cho con học tiếng Anh càng sớm càng tốt để tận dụng “giai đoạn vàng” phát triển ngôn ngữ – đó là quan điểm phổ biến của nhiều phụ huynh hiện nay. Bởi theo nhiều chuyên gia, từ 3 đến 6 tuổi, trẻ có khả năng tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên, nhanh nhạy và dễ nhớ nếu được tiếp cận đúng cách. 

Tuy nhiên, một bà mẹ ở TP.HCM mới đây chia sẻ tình huống tréo ngoe: con gái 5 tuổi của chị rất hào hứng xin đi học tiếng Anh, nhưng khi tìm lớp học gần nhà, chị lại liên tiếp bị từ chối vì “cháu còn nhỏ quá”. Một số cô giáo chuyên dạy tại nhà chỉ nhận học sinh từ lớp 3 trở lên. Sự trái chiều này khiến nhiều phụ huynh ngã ngửa. Họ cũng đặt câu hỏi: nên cho trẻ học tiếng Anh từ khi nào là phù hợp? Và tại sao có giáo viên lại “nói không” với trẻ mầm non dù xã hội đang khuyến khích học sớm?

Tình huống này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng phụ huynh, đặc biệt là những người đang có con trong độ tuổi mầm non. Nhiều ý kiến trái chiều đã nổ ra xoay quanh câu hỏi: Có nên cho trẻ 5 tuổi học tiếng Anh? Và liệu việc giáo viên từ chối nhận học sinh nhỏ tuổi có thực sự hợp lý?

Ảnh minh hoạ

Một phía phụ huynh cho rằng, không nên ép con học sớm. Một bà mẹ chia sẻ: “Tôi thấy con mới 5 tuổi thì nên chơi, khám phá và học qua trải nghiệm là chính. Các cô từ chối nhận học sinh nhỏ tuổi là đúng, vì không phải ai cũng đủ kỹ năng và phương pháp để dạy trẻ mầm non. Nếu dạy sai cách, trẻ sợ luôn tiếng Anh thì rất tai hại”.

Xem thêm  4 điều cha mẹ hay nói "KHÔNG" nhưng con lại rất muốn CÓ

Ở chiều ngược lại, không ít phụ huynh tỏ ra thất vọng khi bị từ chối dạy kèm cho con. Họ thấy hơi lạ vì nhiều trung tâm lớn vẫn nhận bé từ 4 tuổi. Học mà con thích, có động lực thì tại sao phải đợi đến lớp 3 mới bắt đầu?”

Trong khi tranh luận chưa có hồi kết, nhiều người chỉ ra vấn đề cốt lõi không nằm ở độ tuổi, mà nằm ở phương pháp và năng lực người dạy. Trẻ 5 tuổi hoàn toàn có thể tiếp cận tiếng Anh, nhưng cách tiếp cận phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, thông qua chơi, nghe, vận động, hình ảnh, thay vì “ngồi học nghiêm túc” như ở tiểu học. Chính điều này đòi hỏi giáo viên cần có hiểu biết sư phạm mầm non và kỹ năng chuyên biệt, không phải ai cũng đáp ứng được.

Chuyên gia nói gì?

Nói về việc học tiếng Anh lúc nào là phù hợp, thầy Giang Nguyễn (The Ivy-League Vietnam) cho rằng, không có thời điểm cụ thể nào để bắt đầu. Việc học sớm hay muộn còn tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Về lý thuyết, học một ngôn ngữ càng sớm, càng dễ thẩm thấu và đạt đến độ trôi chảy tự nhiên. Nhưng thực tế, có những người bắt đầu học tiếng Anh rất muộn mà vẫn đạt đến trình độ cao, thậm chí trở thành học giả về ngôn ngữ nổi tiếng. 

Vì vậy, khi nhiều phụ huynh đặt câu hỏi liệu 2-3 tuổi có phải độ tuổi thích hợp để trẻ học tiếng Anh không, thầy Giang cho là có và vẫn ủng hộ việc cha mẹ cho con tiếp xúc ngôn ngữ từ sớm. 

Xem thêm  Sao Việt vừa bị tạm hoãn xuất cảnh: Từng bỏ du học chọn làm mẹ đơn thân, dạy con "phải đủ độc lập, làm chủ cuộc đời mình"

 “Về lý thuyết, học một sinh ngữ càng sớm thì càng thuần thục, trôi chảy. Một đứa trẻ từ khi nằm trong bụng mẹ đã được nghe những âm thanh chuẩn mực từ các bài hát tiếng Anh mà chính các bà mẹ ở Anh, Mỹ cho con nghe. Lúc nằm nôi, các em lại được nghe các bài hát ru bằng tiếng Anh, lên 2-3 tuổi được học những từ ABC bằng tiếng Anh và bi bô nói những âm đầu tiên. Thật tuyệt vời khi lúc 5-6 tuổi, các em nói tiếng Anh thành thạo. Ngày nay có rất nhiều em như thế, dù chưa đi học bất cứ trường quốc tế nào. 

 Với nền tảng 6 năm đầu tiên, nếu tính từ lớp mẫu giáo lớn, các em đã được học một cách nghiêm túc và đã có khả năng tự đọc truyện, xem phim và nghe hiểu không rào cản, thì đến cấp THCS sẽ không gặp nhiều khó khăn để bước vào học trong các môi trường dùng tiếng Anh như một công cụ giảng dạy, chứ không phải vật vã với các kỹ năng cơ bản như nghe, nói, đọc, viết nữa. 

 Bỏ qua giai đoạn đầu đời này sẽ làm trẻ mất đi cơ hội tiếp nhận ngôn ngữ tự nhiên, phải rèn luyện những kỹ năng ngôn ngữ một cách máy móc. Điều này khiến trẻ mệt mỏi. Kể cả với những em đã có thời gian tiếp xúc ngôn ngữ từ sớm, nhưng khi học văn phạm ngôn ngữ vẫn gặp nhiều khó khăn”, thầy Giang nói.

Một bộ phận phụ huynh cho rằng sẽ lãng phí về kinh tế, trẻ quên mất ngôn ngữ mẹ đẻ nếu cho học tiếng Anh quá sớm. Cho con đi học thêm tiếng Anh từ nhỏ quả là tốn kém, đặc biệt với các gia đình trẻ có nguồn thu nhập ở mức trung bình. Đối với trẻ nhỏ, có nhiều cách để cho con “tắm” ngôn ngữ mà không phải đi học ở đâu cả. Tuy nhiên, tiếng mẹ đẻ mãi là tiếng mẹ đẻ, khó mà quên được. 

Xem thêm  Một hành động của cha mẹ "lợi bất cập hại" có thể "ĐÁNH CẮP" động lực học tập của con mà không hề hay biết!

Một đứa trẻ gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Mỹ còn không quên tiếng mẹ đẻ nếu cha mẹ nói với nó bằng tiếng mẹ đẻ. Về phía phụ huynh, thầy Giang vẫn khuyên nên cho con được tiếp xúc ngôn ngữ sớm, phương tiện tốt nhất và thường xuyên nhất vẫn là ở nhà, là dạy con tự học, tìm những cách tiết kiệm nhất để cho con học. 

“Dù ủng hộ học tiếng Anh sớm, tôi không cho rằng học tiếng Anh muộn sẽ không tốt và không giỏi tiếng Anh. Học ở tuổi nào cũng giỏi được cả. Nếu có quyết tâm, một học sinh chỉ cần bỏ ra 3 năm học tiếng Anh theo đúng bài bản sẽ vẫn giỏi và đủ để thi được các chứng chỉ tiếng Anh để du học. 

 Còn học tiếng Anh theo kiểu tràn lan, không biết con mình học gì, cứ vứt đến trung tâm học là yên tâm, cha mẹ không theo sát con, hoặc không có khả năng để theo sát con thì sẽ là lãng phí. Vì học như thế thì đến 10 năm vẫn như mới bắt đầu mà thôi. Và không hiếm để bắt gặp một học sinh học tiếng Anh 10 năm mà gần như không biết gì cả!”, thầy Giang cho biết.



Theo Afamily

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img