Cuối năm ngoái, cô bạn thân của tôi – Linh cuối cùng cũng kết hôn. Chồng cô làm IT, thu nhập ổn định. Ngay từ khi yêu, cả hai đã thỏa thuận: ăn uống chia đôi, du lịch chia đôi, thậm chí đến tiền sính lễ cưới, Linh cũng phải trả lại một phần với lý do “Chúng ta là cặp đôi hiện đại, bình đẳng tài chính”.
Lúc đó, Linh thấy điều này rất hợp lý. Cô có công việc ổn định, độc lập về kinh tế, không cần dựa dẫm ai. Thậm chí còn tự hào khoe với bạn bè về “kiểu hôn nhân mới” – văn minh, sòng phẳng, không tranh cãi tiền bạc.
Nhưng chỉ vài tháng sau cưới, Linh bắt đầu thường xuyên than thở. Những va chạm nho nhỏ xuất hiện: ai trả tiền sữa, ai chịu phí điện nước, ai lo chi tiêu mỗi tháng. Dù không bùng nổ lớn, nhưng sự mệt mỏi cứ tích tụ dần.
Rồi Linh mang thai. Sức khỏe yếu buộc cô phải nghỉ việc, thu nhập bằng 0. Tưởng chồng sẽ hiểu, ai ngờ anh vẫn giữ nguyên “quy tắc”: “Con không phải của riêng ai, tiền vẫn chia đôi”.
Linh cắn răng trả nợ thẻ tín dụng, nhận việc làm thêm. Có lần con ốm, cô chạy khắp năm hiệu thuốc giữa đêm, còn chồng vẫn thản nhiên chơi game. Khi cô bức xúc, anh chỉ đáp: “Anh cũng mệt mà, không được nghỉ à?”.
Linh khóc. Cô nói: “Mình đã quá tin vào cái gọi là ‘bình đẳng’, để giờ không biết phải gồng thêm đến bao giờ…”.

Ảnh minh họa
Hôn nhân AA: Cái bẫy của sự bình đẳng nửa vời
AA trong hôn nhân hiểu đơn giản là mỗi người chịu phần chi phí của mình hoặc chia đôi tất cả. Kiểu quan hệ này từng được ca ngợi là hiện đại, độc lập, giảm tranh cãi. Nhưng thực tế lại đầy cay đắng, nhất là với phụ nữ.
Vì sao đàn ông thích? Vì họ không còn phải gánh hết trách nhiệm tài chính như trước. Chỉ cần “đóng phần mình”, còn lại không ai được yêu cầu gì thêm.
Vì sao phụ nữ mệt mỏi? Vì khi họ mang thai, sinh con, chăm con thời gian và sức lực đều bị bào mòn. Nhưng mô hình AA lại không tính được phần “vô hình” ấy: cảm xúc, kiệt sức, hi sinh.
Càng “sòng phẳng”, tình cảm càng lạnh lẽo. Tình yêu dần bị thay thế bằng chuyển khoản và bảng kê chi tiêu. Người vợ từ “bạn đời” thành “bạn cùng phòng”.
Nguy hiểm nhất là khi một người cố gắng hết mình, còn người kia viện đủ lý do để lùi bước. Khi sự cảm thông không còn, niềm tin cũng dần đứt gãy.
Tổn thương nhất là đứa trẻ và hôn nhân chẳng còn là gia đình

Ảnh minh họa
Người lớn có thể tranh cãi, ly thân, thậm chí ly hôn nhưng trẻ con thì không. Trong các gia đình theo mô hình AA, con trẻ thường bị bỏ rơi về cảm xúc.
Ai chăm con? Ai dạy con học? Ai chịu trách nhiệm khi con ốm? Không ai chắc chắn vì “trong thỏa thuận không ghi rõ”.
Có gia đình còn tách riêng tiền sữa bỉm, coi con như một khoản đầu tư, quên mất rằng con là một sinh linh cần được nuôi dưỡng bằng yêu thương và sự đồng hành.
Tình yêu không thể được chia đôi. Hôn nhân không phải hợp đồng tài chính mà là cam kết cùng gánh vác.
Một người vì người kia mà sẵn sàng phá lệ đó là yêu. Còn khi tất cả chỉ theo “nguyên tắc”, đó là hợp đồng.
AA không sai, nếu giữa hai người vẫn còn tình cảm, thấu hiểu và lòng tin. Nhưng nếu chỉ còn những con số, thì đó chỉ là một mối quan hệ lạnh lẽo, dễ tan vỡ.
Bởi tiền có thể chia, nhưng gia đình thì không.