Cách luộc rau thơm ngon, màu xanh bắt mắt
– Nên dùng nồi to để luộc rau, rau sẽ ngập nước khi luộc, giúp rau chín đều và không bị sống. Luộc trong nồi nhỏ sẽ khó khăn trong việc đảo rau, không đảm bảo được sức nóng đều cho toàn bộ rau củ của bạn.
– Hạn chế luộc nhiều rau cùng một lúc, vì khi lượng nước trong nồi không đủ làm chín rau sẽ dẫn đến hiện tượng rau chín không đều, rau bị thâm và mất lượng vitamin.
– Cho nhiều nước cũng là một mẹo hay giúp rau luộc rau xanh hơn. Ngoài ra, nên đun lửa to thật sôi, cho thêm xíu muối, sau đó thả rau vào. Khi luộc nên mở nắp nồi khi luộc rau để rau xanh hơn và không bị đỏ.
– Nước luộc rau cho thêm tý muối để nước sôi già mới cho rau vào.
– Muốn giữ được màu của rau, cũng có thể cho thêm vào nồi nước luộc một ít giấm hoặc chanh. Ngoài ra, có thể cho chút dầu ăn vào nồi nước luộc trước khi vớt rau luộc ra, sẽ giúp rau bóng đẹp hơn.
– Để rau xanh bắt mắt, sau khi luộc bí quyết để giữ cho rau tươi xanh là cho rau vào một tô nước đá, rau vẫn sẽ giòn và xanh. Có thể thấy, đây là thành phẩm rau luộc vừa xanh tươi mà vẫn giữ được độ giòn.

– Rau luộc νừa chín tới, còn gιữ độ giòn mới ngon, khôпg nên luộc quá lâu làm rau mềm, mất chất.
– Để rau thơm ngon giàu dưỡng chất bạn tuyệt đối không nên trữ tủ lạnh, hâm đi hâm lại sẽ mất ngon, thậm chí sinh ra độc tố.
– Thời gian luộc rau tốt nhất là khoảng 3-5 phút, tùy số lượng rau và loại rau.
Mẹo hay ăn nhiều rau
Rau có thể được mua ở cả hai loại hữu cơ và trồng thông thường. Các chuyên gia khuyên nên ăn nhiều rau củ thường xuyên để tối đa hóa tiềm năng dinh dưỡng của chúng. Không phải ai cũng thích ăn rau, vì vậy 6 cách dưới đây có thể giúp ăn ra dễ dàng hơn:
– Salad rau: Rau trộn salad cùng các loại nước sốt sẽ khiến món rau trở nên hấp dẫn hơn.
– Món lẩu: Lẩu là món dễ ăn nhiều rau nhất.
– Rau xào: Rau sẽ dễ ăn hơn nếu được xào với dầu hào, tỏi hoặc những món thịt gà, bò, lợn, tôm, cua, cá yêu thích. Hoặc xào một số rau phù hợp (cải ngọt, cải thảo hoặc rau bó xôi, ớt chuông, hành tây, cần tây…) với món mì, bún, miến…
– Súp rau củ: Bằng cách xay nhuyễn các loại rau củ như súp lơ, cà rốt, bí đỏ… và nêm nếm gia vị phù hợp sẽ khiến mọi thành viên trong gia đình thích thú hơn.
– Rau kẹp vào bánh mì: Kẹp rau (bina, xà lách, cải mầm, cà chua…) cùng với ít thịt nướng, trứng chiên sẽ dễ ăn hơn.
– Các món cuốn: Các món gỏi cuốn tai heo, gỏi cuốn tôm thịt, gỏi cuốn thập cẩm,… đều có thể cuốn với rau.
– Sinh tố rau củ: Cho rau, củ cùng với các loại trái cây yêu thích để trở thành một cốc sinh tố giúp dễ uống hơn.
– Món nướng: Sử dụng nhiều loại rau củ ăn kèm như khoai lang, hành tây, ngô, đậu bắp, ớt chuông, súp lơ, hành tây… với thịt bò hoặc thịt lợn nướng.
Gợi ý cách ăn uống khoa học tốt cho sức khỏe
– Chất bột đường: ăn đủ, trung bình 12 kg/người/tháng
– Chất đạm: ăn vừa phải, trung bình 2,5 kg cá và thủy sản; 1,5 kg thịt; 2 kg đậu phụ/người/tháng
– Chất béo (dầu ăn, mỡ, bơ): ăn có mức độ, khoảng 600 gr/người/tháng
– Đường: ăn ít, dưới 500 gr/người/tháng
– Muối: ăn hạn chế, dưới 180 gr/người/tháng
– Rau: Rau, củ được khuyến cáo ăn đủ, trung bình 10 kg/người/tháng. Quả chín có thể ăn theo khả năng, không giới hạn số lượng và cần ăn đủ.
Trao đổi với Tri Thức, PGS.TS Lê Thị Bạch Mai cho hay, ngoài việc cung cấp vitamin và chất khoáng cần thiết, rau, củ, quả còn có nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình thải các chất độc và chất béo thừa ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim, bệnh chuyển hóa, tuần hoàn máu…
Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều các loại rau lá xanh và quả, củ màu vàng (đu đủ, cà rốt, bí ngô…). Những loại thực phẩm này chứa nhiều chất có khả năng phòng chống ung thư.
Những lưu ý khi lựa chọn và sử dụng rau xanh
– Mua rau tươi, nên dùng trong ngày để tránh giảm lượng vitamin.
– Rửa dưới vòi nước chảy, tránh ngâm nước khiến vitamin bị rửa trôi.
– Một lưu ý quan trọng là nấu rau chín tới trong thời gian ngắn, với ít nước hoặc mỡ để tránh phân hủy vitamin bởi nhiệt độ cao; không hâm nóng qua lâu.