HomeLàm Cha MẹMột hành động cha mẹ nghĩ rằng đang chăm sóc con tốt...

Một hành động cha mẹ nghĩ rằng đang chăm sóc con tốt nhất, nhưng thực chất khiến chúng mong manh, dễ suy sụp nhất

- Advertisement -spot_img


01

Tôi từng đọc được một bài viết với tiêu đề: “Tại sao con gái tôi lại phản ứng dữ dội như vậy?”

Người đăng bài này là một bà mẹ, con gái của cô đang học lớp 8 và đang nghỉ ở nhà vì bị bệnh. Họ bàn nhau ăn gì vào buổi trưa. Con gái nói không thích ăn đồ ăn đặt ngoài và muốn mẹ nấu. Im lặng một lúc, con gái nói đói quá không thể đợi được nữa, úp mì ăn thôi cũng được. Người mẹ nói: “Được mẹ úp mì cho con.”

Nhưng sau khi nói xong, cô lại nghĩ đi nghĩ lại, cảm thấy thêm trứng sẽ tốt hơn nên đã nấu cho con gái một bát mỳ trứng.

Nấu xong, cô con gái lại nhìn thấy và buồn bã, tại sao mỳ mềm nát quá vậy mẹ? Người mẹ nói với con gái: “Vẫn ăn được, không phải chỉ là một bát mì thôi sao?”

Không ngờ đáp lại là tiếng nói với nước mắt của cô con gái: “Vấn đề không phải là ăn được hay không, vấn đề là con không thích ăn mỳ nhừ, mẹ biết điều đó mà. Hôm qua mẹ hỏi con ăn gì, con gửi cho mẹ công thức cơm bò. Con nói mẹ cứ làm theo nhưng mẹ không nghe. Không ngon! Nó không ngon chút nào! Con hỏi mẹ dùng dầu ăn hay mỡ mẹ cũng không nói. Mẹ luôn làm mọi việc theo ý mình. Đây là chuyện nhỏ ư?”

Câu hỏi cuối cùng của người mẹ: “Con bé khóc rất lâu. Gần đây, không hiểu sao con gái tôi luôn mất bình tĩnh vì đủ thứ chuyện vặt vãnh. Có chuyện gì xảy ra với con bé hay không? Tâm lý của con bé liệu vẫn ổn định chứ?”

Xem thêm  Hãy "ép" con bạn phát triển 4 thói quen tốt này trước năm 16 tuổi, con sẽ biết ơn bạn đến hết cuộc đời!

Bài đăng này nhận được hơn 7.000 câu trả lời và có hai câu trả lời nhận được nhiều lượt tán đồng nhất: “Chị thực sự không hiểu con gái mình sao? Con bé không mất bình tĩnh vì một bát mỳ, con bé đang đấu tranh cho rất rất nhiều bát mỳ trong quá khứ và cả trong tương lai”; “Nếu không nghe lời con gái, vậy thì tại sao lại hỏi con bé?”

Một hành động cha mẹ nghĩ rằng đang chăm sóc con tốt nhất, nhưng thực chất khiến chúng mong manh, dễ suy sụp nhất - Ảnh 1.

02

Nhiều người chỉ theo đuổi ba điều trong đời: Tôi được nhìn thấy, tôi có giá trị và tôi quan trọng.

Điều phổ biến nhất có lẽ là “Tôi được nhìn thấy.”

“Được nhìn thấy” nghĩa là gì? Nhu cầu của tôi được quan tâm, tiếng nói của tôi được lắng nghe và suy nghĩ của tôi được tôn trọng. Vì bạn đã hỏi tôi nghĩ gì nên bạn nên nghiêm túc xem xét nếu có ý kiến khác, bạn có thể thảo luận với tôi thay vì trực tiếp đưa ra quyết định của riêng mình và coi tôi như một người vô hình.

Cha mẹ cảm thấy rằng mọi quyết định họ đưa ra đều vì lợi ích của con cái. Nhưng điều “tốt” này thường chỉ xuất phát từ kinh nghiệm và phán đoán của chính cha mẹ mà thường bỏ qua những yêu cầu thực sự của trẻ.

Một ví dụ khác. Bạn đặt hàng cho một khách hàng. Khách hàng muốn 10.000 linh kiện mẫu A. Bạn đồng ý. Sau đó, bạn nghĩ lại và cảm thấy rằng mẫu B tiết kiệm chi phí hơn và bạn có thể đặt hàng nhiều hơn với cùng số tiền, vì vậy bạn tự mình đặt mua 12.000 linh kiện mẫu B. Bạn cho rằng khách hàng sẽ khen ngợi sự tử tế và tốt bụng của bạn, hay sẽ kiện bạn ra tòa?

Xem thêm  Gắn kết tình cha con qua hoạt động thể thao

Vì vậy, có thực sự khó để hiểu được sự suy sụp của một đứa trẻ?

Từ việc lựa chọn chế độ ăn uống hàng ngày cho đến những quyết định quan trọng trong cuộc đời, nếu người lớn lo liệu mọi việc, từ trên cao nhìn xuống con mình một cách ngạo mạn, ra quyết định thay con và ám chỉ sự kém cỏi của con, vậy thì liệu chúng có thể “tốt” được hay không?

Một hành động cha mẹ nghĩ rằng đang chăm sóc con tốt nhất, nhưng thực chất khiến chúng mong manh, dễ suy sụp nhất - Ảnh 2.

03

Chúng ta thường không thể phân biệt được giữa “yêu” và “kiểm soát”.

Mục tiêu của chúng ta là nuôi dưỡng nên những cá nhân có một nội tâm phong phú, có kế hoạch cho tương lai và tự tin. Chúng ta không thể quyết định cuộc sống của chúng một cách chi tiết, chúng ta cần để chúng học cách chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình.

Vì sao trẻ có tâm lý bất ổn và dễ suy sụp? Vì cuộc sống không thể tự mình làm chủ. Chúng phải đương đầu với mọi áp lực ở trường, từ bạn cùng lớp, thầy cô, phụ huynh và điểm số. Chúng từ lâu đã rơi vào trạng thái “cảm giác bất lực” không thể tự chủ.

Điều này được xác định bởi môi trường tổng thể và chúng ta có thể không thay đổi được nó. Nhưng ít nhất chúng ta có thể thay đổi môi trường gia đình và cố gắng cho chúng quyền đưa ra những lựa chọn độc lập trong một vài vấn đề.

Xem thêm  Nếu cha mẹ cứ nhắm mắt đáp ứng con 2 thứ sau đây, thì sao cũng có ngày cha mẹ - con cái thành thù

Quyết định ăn gì, ăn bao nhiêu, làm gì khi rảnh rỗi và thậm chí cả cách xem TV trên ghế sofa. Đây là “đơn vị kiểm soát tối thiểu” mà một người có đối với cuộc sống của chính mình và nó cũng là một trong những “biện pháp bảo vệ” mà một gia đình có thể trao cho con cái của mình.

Tôi không thể yêu cầu cả thế giới nhìn thấy tôi, nhưng nếu ngay cả gia đình tôi cũng không thể nhìn thấy tôi, vậy thì tôi sẽ rất cô đơn. Khi nhiều người lớn lên, cha mẹ họ đã quen với việc đưa ra quyết định cho họ, áp đặt ý kiến của họ và làm mọi việc “vì muốn tốt cho con”.

Thực ra cũng không cần trách cha mẹ, bởi họ cũng lớn lên như vậy. Chúng ta không thể cho người khác những gì bản thân chưa từng có, nhưng điều chúng ta có thể làm là tự nhận thức.

Nhận ra rằng đây không phải là tình yêu đích thực mà là một hình thức “kiểm soát “. Nếu một người sống mà không tự nhận thức, anh ta sẽ cảm thấy cả thế giới nợ mình, và khi đó anh ta sẽ bị ám ảnh bởi câu “ba/mẹ vì con mà đã phải bỏ ra rất nhiều…” Những làm như vậy, chúng ta thực ra chỉ đang làm chính mình cảm động, để rồi, đẩy con cái ra xa hơn.



Theo Afamily

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img