HomeGiải TríQuần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm

- Advertisement -spot_img


Ngày 12/7/2025, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO ở Paris (Pháp), cả hội trường lắng đọng trong khoảnh khắc Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria) – Chủ tịch Kỳ họp gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Văn hóa Thế giới.

Đây không chỉ là Di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam, mà còn là di sản liên tỉnh thứ hai, sánh vai cùng Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận Di sản Văn hóa Thế giới- Ảnh 1.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Ảnh: VHTTDL

Trải dài trên không gian rộng lớn của Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương, quần thể này ôm trọn trong mình tinh hoa của Phật giáo Trúc Lâm – dòng Thiền thuần Việt ra đời từ thế kỷ XIII dưới sự khai sáng của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Trải qua bao biến thiên lịch sử, nơi đây vẫn gìn giữ trọn vẹn vẻ đẹp linh thiêng và giá trị nhân văn, khẳng định sức sống trường tồn của một nền văn hóa đậm đà bản sắc.

Tinh thần hòa hợp làm nên giá trị toàn cầu

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận Di sản Văn hóa Thế giới- Ảnh 2.

Chùa Vĩnh Nghiêm. Ảnh: TL

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới theo các tiêu chí (iii) và (vi), là bằng chứng cho sự kết hợp độc đáo giữa nhà nước, tôn giáo và nhân dân trong việc hình thành bản sắc dân tộc Việt Nam; cùng cảnh quan linh thiêng được hình thành thông qua mối tương tác thường xuyên, mật thiết với thiên nhiên và một hệ thống đạo đức dựa trên lòng yêu chuộng hòa bình, tu dưỡng bản thân, lòng khoan dung, nhân ái và sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên.

Xem thêm  Dàn diễn viên gây sốt của phim "Bí mật không thể nói"

Cụ thể, hai tiêu chí đặc biệt này, gồm:

Tiêu chí (iii): Liên minh chiến lược giữa Nhà nước (Hoàng gia nhà Trần), tôn giáo (Phật giáo Trúc Lâm) và nhân dân phát triển từ quê hương (dãy núi Yên Tử) đã tạo nên một truyền thống văn hóa độc đáo có ý nghĩa toàn cầu, định hình bản sắc dân tộc và thúc đẩy hòa bình, an ninh cho cả khu vực rộng lớn hơn.

Tiêu chí (vi): Phật giáo Trúc Lâm, được khởi xướng và phát triển chủ yếu bởi các thành viên Hoàng gia nhà Trần, là một minh chứng có ý nghĩa toàn cầu về cách một tôn giáo, được hình thành từ nhiều tín ngưỡng khác nhau, bắt nguồn và phát triển từ quê hương tâm linh của nó ở Dãy núi Yên Tử, đã ảnh hưởng đến xã hội thế tục, qua đó góp phần củng cố quốc gia, đảm bảo hòa bình và hợp tác trong khu vực.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận Di sản Văn hóa Thế giới- Ảnh 3.

Lễ hội quân trên sông Lục Đầu -Lễ hội mùa Thu Kiếp Bạc. Ảnh: TL

Không gian linh thiêng, di sản sống mãi cùng thời gian

Từ đỉnh thiêng Yên Tử – nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành và hoằng dương Phật pháp, đến chùa Vĩnh Nghiêm – trung tâm đào tạo tăng đồ, lưu giữ mộc bản quý giá, và Côn Sơn, Kiếp Bạc – vùng đất in dấu bao huyền thoại lịch sử và Phật giáo, mỗi điểm di tích đều kể câu chuyện về sự kết nối giữa con người và thiên nhiên, giữa tâm linh và đời sống thường nhật.

Xem thêm  Nhìn lại cuộc đời ngắn ngủi của Từ Hy Viên

Di sản ấy không chỉ hiện diện qua những đền, chùa, am tháp cổ kính, văn bia và mộc bản, mà còn sống động trong những nghi lễ, lễ hội truyền thống, hành hương và thực hành tôn giáo kéo dài suốt nhiều thế kỷ. Mỗi mùa trẩy hội Yên Tử, dòng người như kết thành dải lụa, bước chân hành hương trở thành cuộc trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận Di sản Văn hóa Thế giới- Ảnh 4.

Chùa Đồng (Yên tử). Ảnh: TL

Tham gia cùng đoàn sang Pháp lần này, bà Nguyễn Thị Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó Ban Chỉ đạo – Trưởng ban điều hành xây dựng hồ sơ Yên Tử – Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc cho hay: Thời khắc được ghi danh là một niềm tự hào lớn không chỉ đối với chính quyền và nhân dân Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng mà còn đối với nhân dân cả nước.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL, TS.KTS. Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, để có được thành công này, từ nhiều năm nay, hệ thống các di tích, di sản văn hóa phi vật thể của các địa phương đã được Bộ VHTTDL và các tỉnh đặc biệt quan tâm thông qua việc triển khai nhiều dự án bảo tồn, tu bổ các công trình di tích; nghiên cứu, nhận diện giá trị để lập hồ sơ đề cử, ghi danh ở trong nước và quốc tế; góp phần bảo vệ giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng, nhân dân các địa phương.

Xem thêm  Áo dài Việt: Sáng tạo để bảo tồn
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận Di sản Văn hóa Thế giới- Ảnh 5.

Toàn cảnh khu di tích Côn Sơn. Ảnh: Chuon Chuon Kym

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc bao gồm hệ thống di tích thuộc các di tích quốc gia đặc biệt đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng (gồm: Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, Khu di tích Nhà Trần ở Đông Triều, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Bổ Đà, Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương), các di tích quốc gia đã được Bộ VHTTDL xếp hạng (Chùa Thanh Mai…) và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội truyền thống trong khu vực… cùng cảnh quan với hệ thống núi rừng và không gian văn hóa Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc sẽ được bảo vệ lâu dài, bền vững và phát huy giá trị theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa và Công ước 1972 về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới của UNESCO.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc là minh chứng sinh động về khả năng kết hợp hài hòa giữa con người và tự nhiên, giữa tín ngưỡng và triết lý sống, tạo nên sức mạnh tinh thần vượt lên thời gian.

Sự ghi danh của UNESCO là lời khẳng định giá trị toàn cầu của Phật giáo Trúc Lâm và bản sắc văn hóa Việt Nam – nền văn hóa luôn biết hòa giải, sáng tạo và lan tỏa yêu thương.

M.Lý



Theo Sức Khỏe & Đời Sống

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img