HomeNgẫmLão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật...

Lão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, càng ngẫm càng thấm!

- Advertisement -spot_img


Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Nước là biểu tượng tuyệt vời cho sự dung hòa giữa nhu và cương, mềm và mạnh, khiêm nhường và bền bỉ. Nó không xung đột, không hơn thua, không tranh phần cao  nhưng lại âm thầm chảy đến nơi thấp nhất, mang lại sự sống cho vạn vật.

Người thiện có đức cũng như vậy. Họ không ồn ào, không khoe khoang đạo lý, không tự nâng mình lên để hạ người khác xuống. Họ chọn cách sống lặng lẽ, cho đi nhiều hơn nhận, làm điều tốt không cầu báo đáp, giống như nước thấm vào đất, nuôi cây xanh, làm mát không khí  mà chẳng đòi ghi công.

Và cũng giống như nước tưởng là yếu ớt, nhưng lại có thể xuyên đá, xói mòn núi, tạo ra những hẻm vực hùng vĩ người có đức thường không phô trương sức mạnh, nhưng lại bền bỉ, kiên trì và đủ lực để thay đổi hoàn cảnh theo cách âm thầm nhất.

Trong một thế giới đề cao cạnh tranh, người không muốn tranh đôi khi bị coi là kẻ yếu. Nhưng theo Lão Tử, chính người không tranh mới là người mạnh nhất, bởi họ đã vượt lên nhu cầu khẳng định bản thân bằng chiến thắng bên ngoài.

Xem thêm  Ấn tượng với "làn sóng xanh" của học sinh Việt, chuyên gia quốc tế dành “mưa lời khen”


Giống như nước chẳng bao giờ tranh vị trí cao, nhưng nơi nào có nước, nơi đó có sự sống. Nước có thể ở trong một vũng nhỏ hay một đại dương, trong tay một đứa trẻ hay cuộn mình thành sóng lớn nhưng ở đâu, nó cũng giữ bản chất nuôi dưỡng và bình lặng của mình.

Người thiện có đức cũng vậy. Họ không tranh giành chức vị, không hơn thua trong lời nói, không bon chen giữa thị phi. Họ giữ đạo làm người bằng cách sống đúng, sống chân thành, và để thời gian chứng minh tất cả. Khi người khác còn mải lao đi, họ âm thầm vun trồng, đến khi người khác mỏi mệt, họ lại chính là gốc rễ vững chãi nhất.

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử không khuyên con người chạy theo quyền lực hay phú quý, mà luôn nhấn mạnh sự hòa hợp với tự nhiên, sự đơn giản và tính linh hoạt những điều mà nước thể hiện một cách trọn vẹn.

Người sống theo đạo của nước là người thuận theo hoàn cảnh mà không đánh mất bản chất, biết lùi để tiến biết nhu để thắng cương, biết giữ mình trong sạch giữa dòng chảy ô trọc và biết cho đi mà không đòi hỏi, biết làm lợi mà không kiêu ngạo.

Đó không chỉ là đạo lý sống, mà là nghệ thuật ứng xử giữa đời thường, giúp con người giữ được nội tâm vững vàng giữa dòng chảy xô bồ của cuộc sống.

Xem thêm  Tưởng "vớ" được chồng giàu, tôi suy sụp khi vô tình thấy cuốn sổ đen ghi chép bí mật động trời của anh

Càng sống, người ta càng thấm thía rằng sự mềm mại không đồng nghĩa với yếu đuối, sự khiêm nhường không phải là cam chịu. Người sống như nước là người dám lặng lẽ làm điều đúng, dám cho đi không đòi lại, dám lùi một bước để vững một đời.

Trong xã hội ngày nay, càng nhiều người khát khao thành công nhanh, nổi bật sớm, thì càng cần nhắc nhau về bài học của nước thứ tưởng nhẹ mà có thể xuyên đá, tưởng lặng mà có thể chạm sâu mọi tâm hồn. Thiện mà có đức, như nước và sống như nước  ấy mới là người trí tuệ thực sự.





Theo Songdep

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img